Hội nghị đánh giá hoạt động thông tin điện tử năm 2022 và định hướng năm 2023

Hội nghị đánh giá hoạt động thông tin điện tử năm 2022 và định hướng năm 2023

22/12/2022
Sáng này 22/12/2022, Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông (TT & TT,) Ông Nguyễn Thanh Lâm đã chủ trì Hội nghị đánh giá hoạt động thông tin điện tử năm 2022 và định hướng nhiệm vụ năm 2023. Tham sự hội nghị còn có ông Lê Quang Tự do, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH & TTĐT), đại diện các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin điện tử, các Sở ban ngành địa phương tham dự họp trực tuyến tại các điểm cầu.

Ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông
Năm 2022,  theo số liệu thống kê của Cục PTTH & TTĐT, số lượng cấp phép trang thông tin điện tử giảm 31% so với năm 2021, đồng thời siết chặt điều kiện cấp phép. Cục đã tiến hành tổng rà soát, điều chỉnh tên để không gây nhầm lẫn với báo chí (đã chuyển 134 tên miền gây nhầm lẫn để Sở TTTT tỉnh, thành phố rà soát, kiểm tra, xử lý). Tổ chức các đoàn thanh, kiểm tra để chấn chỉnh (năm 2022 kiếm tra 4 doanh nghiệp; phối hợp với Sở TTTT HCM thu hồi 1 giấy phép trang tin; xử phạt 12 doanh nghiệp với số tiền là 185.000.000 đ; tạm dừng 5 tên miền vi phạm.

Hạn chế tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội

Đối với tình trạng “báo hóa”, công tác rà soát, đánh giá được tăng cường, danh sách các trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội có biểu hiện vi phạm được lập để thường xuyên theo dõi, giám sát,xử lý vi phạm (đã lập danh sách 77 trang để theo dõi); Tổ chức giao ban định kỳ 6 tháng/lần với các trang thông tin tổng hợp, mạng xã hội; Xây dựng công cụ đọc tự động các trang tin nhằm kịp thời phát hiện sai phạm; kiểm soát chặt các trang có số lượng truy cập lớn, yêu cầu cân bằng giữa thời lượng thông tin tiêu cực và tích cực.

Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thành Truyền  hình và Thông tin điện tử trả lời các thắc mắc của đại biểu tham dự Hội nghị

Nâng cao tỷ lệ ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin xấu, độc, tin giả, sai sự thật trên mạng Internet

Đánh giá về việc ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin xấu độc, tin giả, sai sự thật trên mạng Internet, đại diện Cục PTTH và TTĐT cho biết: Cục hiện đang phối hợp với các nền tảng xuyên biên giới và làm việc chặt chẽ kết hợp các giải pháp (ngoại giao, truyền thông, kỹ thuật) để tạo sức ép với các nền tảng xuyên biên giới để chặn gỡ các nội dung vi phạm pháp luật để tiếp tục nâng cao tỷ lệ chặn gỡ trung bình trên các nền tảng Facebook, Youtube, TikTok. Năm 2022, đạt tỷ lệ trên 92%;
Cục cũng đang xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chỉ đạo, định hướng, quản lý thông tin trên môi trường mạng để thống nhất nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong việc tham gia quản lý không gian mạng.

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trưởng phòng Thông tin điện tử, Cục PTTH & TTĐT

Xử lý tình trạng quảng cáo tràn lan vi phạm pháp luật lan trên các trang tin điện tử, mạng xã hội

Năm 2022, công tác triển khai thực hiện Nghị định 70/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP về quản lý quảng cáo xuyên biên giới được tăng cường. Đồng thời, thành lập các đoàn kiểm tra đột xuất các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới (đã kiểm tra 06 doanh nghiệp); Tiến hành rà soát, làm việc với các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm (đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 15 tổ chức và cá nhân với tổng số tiền 210 triệu đồng);
Các cuộc làm việc và đàm phán với Google có những kết quả tích cực: thoả thuận gỡ bỏ các quảng cáo vi phạm (thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe) bằng phương thức nhanh hơn. Google đã gỡ hơn 2000 quảng cáo vi phạm trong 6 tháng cuối năm 2022.

Về lĩnh vực trò chơi điện tử

Đối với nội dung trò chơi điện tử, trò chơi được cấp phép phát hành có nguồn gốc nước ngoài vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Hiện vẫn chưa có cơ chế, chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất game và hầu hết các công ty game ở Việt Nam đều đóng vai trò là những nhà phát hành game hơn là nhà sản xuất.
Sẽ có những chính sách khuyến khích các game do Việt Nam phát triển nhằm tăng thị phần, chiếm lĩnh thị trường trong nước thay vì phát hành game cho nước ngoài.
Bên cạnh đó, Cục PTTH & TTĐT cũng sẽ làm việc với các Sở, ban ngành địa phương và đại diện các doanh nghiệp trong lĩnh vực trò chơi điện tử để ban hành Chiến lược phát triển lĩnh vực game online, giai đoạn 2022-2027 trong thời gian tới.

Định hướng nhiệm vụ năm 2023

- Triển khai thực hiện Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP, Nghị định 27/2018/NĐ-CP sau khi được Chính phủ ban hành
- Xử lý cơ bản tình trạng tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội
- Tiếp tục tăng cường rà quét, xử lý vi phạm trên mạng Internet: Xây dựng cơ chế phối hợp bộ, ngành, Sở TTTT; Tổ chức Hội nghị các mạng đa kênh, người nổi tiếng để kết nối, phổ biến quy định pháp luật…
- Công bố và truyền thông bộ danh sách nội dung “sạch” trên mạng (White List) và nội dung “đen” (Black List) của Việt Nam
- Tăng cường phối hợp với Sở TT&TT và lực lượng công an để tổ chức các đoàn thanh, kiểm tra đối với các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực.

Các đại biểu tham dự
Đại diện các Sở, ban ngành địa phương; đại diện các doanh nghiệp trong lĩnh vực trò chơi điện tử; đại diện các trang thông tin điện tử và mạng xã hội đã có những phát biểu, đóng góp có giá trị, qua đó thể hiện tinh thần phối hợp chặt chẽ với Cục PTTH & TTĐT, Bộ TT & TT trong việc triển khai nhiệm vụ quản lý năm 2023.